News - T3, 10/08/2024 - 15:06
KHÁM SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ - NÊN TẦM SOÁT SAU KHI SANG TUỔI 25
Lần cập nhật cuối 10/08/2024 - 15:08
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), trong năm 2022, tại Việt Nam ghi nhận khoảng 24.563 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25.8 % tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới, tỷ lệ mắc được ghi nhận là 49,6/100.000 chị em.
TS. BS. Anne FEVRE - Tiến sĩ chuyên ngành Phụ khoa, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, ung thư vú là căn bệnh đáng lo ngại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, với chị em phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công có thể lên đến trên 90% bởi các kỹ thuật hiện đại đã được ứng dụng trong khám và điều trị.
BS. Anne FEVRE nhấn mạnh, sàng lọc ung thư vú được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ:
- Đối với phụ nữ có nguy cơ trung bình, việc tầm soát bắt đầu từ 25 tuổi bằng khám lâm sàng vú. Chụp nhũ ảnh được khuyến cáo từ 40 tuổi, mỗi 1-2 năm một lần.
- Đối với phụ nữ có nguy cơ cao, phương pháp tầm soát phụ thuộc vào mức độ rủi ro (lịch sử gia đình có người bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng (bà, mẹ, dì, con gái)): bắt đầu chụp nhũ ảnh hàng năm trước 10 năm so với tuổi của người thân trẻ nhất khi được chẩn đoán mắc bệnh (nhưng không trước tuổi 30)
- Xác định có đột biến gen gây ung thư vú (BRCA1, BRCA2…) hoặc có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái) bị đột biến gen: bắt đầu chụp MRI hàng năm hoặc chụp nhũ ảnh hàng năm từ 25 đến 30 tuổi.
- Đã từng xạ trị vùng ngực trong khoảng từ 10-30 tuổi: cần theo dõi tình trạng vú và khám lâm sàng mỗi 6-12 tháng, bắt đầu chụp nhũ ảnh và MRI hàng năm sau 8-10 năm kể từ khi kết thúc xạ trị.
- Ngực có mô đặc: chụp nhũ ảnh kết hợp với siêu âm vú hàng năm.
Một tuần trước kỳ kinh hoặc trong kỳ kinh nguyệt tránh tầm soát ung thư vú để có kết quả chính xác. Thời điểm phù hợp nhất để tầm soát là từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 2 sau khi sạch kinh.
Đặc biệt, chị em cần đi khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến vú bao gồm:
- Khối u mới ở vú hoặc nách
- Một vùng của vú sưng lên.
- Kích ứng hoặc bị nhăn nheo vùng da quanh vú.
- Vùng da ở núm vú hoặc quầng vú xuất hiện vảy, đỏ hoặc sung.
- Núm vú bị tụt vào trong hoặc đau ở vùng núm vú.
- Tiết dịch hoặc dịch có lẫn máu ở đầu vú.
- Bất kỳ sự thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của vú.
- Đau nhức ở bất kỳ vùng nào của vú.
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp bác sĩ có thể linh hoạt lựa chọn phương pháp tầm soát cá nhân hóa cho từng bệnh nhân với:
- Máy siêu âm tuyến vú: có thể ghi lại hình ảnh của những vùng vú khó nhìn thấy bằng chụp nhũ ảnh. Đây là phương pháp sàng lọc dành cho phụ nữ trẻ tuổi và phụ nữ có mô vú đặc.
- Máy chụp nhũ ảnh Giotto IMS: Là phương pháp sử dụng tia X để thu hình ảnh bên trong vú. Độ nhạy của nhũ ảnh là 80 – 94% và sẽ tăng lên theo tuổi.
- Máy chụp cộng hưởng từ (MRI) Siemens: Là phương pháp khảo sát hình ảnh tuyến vú rất hữu ích trong việc tìm kiếm những bất thường không thể nhìn thấy bằng chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm, được sử dụng ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú.
- Xét nghiệm gen BRCA1, BRCA2 sàng lọc di truyền nguy cơ ung thư vú
- Đặc biệt, sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không VABB - phương pháp lấy mẫu mô học tốt nhất, có độ chính xác cao, đáng tin cậy và có thể thay thế phương pháp sinh thiết bằng phẫu thuật để tránh các phẫu thuật không cần thiết.
Sau quá trình thăm khám, lộ trình điều trị sẽ được đưa ra với sự phối hợp liên chuyên khoa từ các bác sĩ Phụ khoa, bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ chuyên sâu về Ung bướu để mang lại hiệu quả tối ưu cho từng bệnh nhân.
Để được tư vấn hoặc sàng lọc ung thư vú với các bác sĩ tại ϲʿ, vui lòng liên hệ HOTLINE 024.35771100 hoặc INBOX FANPAGE “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội”, Zalo OA zalo.me/2008009049335817955.