News - T5, 10/31/2024 - 09:23
KHÓ NGỦ QUA ĐÊM? - KIỂM TRA NGƯNG THỞ KHI NGỦ THUẬN TIỆN NGAY TẠI NHÀ
Lần cập nhật cuối 10/31/2024 - 09:25
Bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, mệt mỏi và cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, hoặc:
- Tỉnh dậy với tình trạng nghẹt thở, thở hổn hển hoặc ngạt thở
- Đau đầu buổi sáng, khô miệng hoặc đau họng
- Thức dậy thường xuyên khi ngủ để đi tiểu
- Choáng váng
- Suy giảm trí nhớ, khó tập trung
Có thể bạn đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Theo bác sĩ Trần Phạm Hải, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về hô hấp và các bệnh lý về giấc ngủ, có chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về hô hấp tại Pháp:
“Ngưng thở khi ngủ gây giảm chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi và buồn ngủ quá mức vào ban ngày, hậu quả là tăng nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và các tai nạn khác. Khi bị ngưng thở sẽ dẫn tới giảm độ bão hòa oxy trong máu, tạo ra các rối loạn chuyển hóa làm tăng huyết áp và từ đó gây ra các biến cố tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não trong bệnh cảnh đột quỵ.”
Bác sĩ Hải cho biết thêm, khi có các triệu chứng như trên, khá nhiều bệnh nhân bỏ qua hoặc chưa được điều trị đúng cách, dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng.
Việc chẩn đoán ngưng thở khi ngủ và đưa ra lộ trình điều trị hiệu quả nhất nên được thực hiện bởi chuyên gia về Hô hấp và Giấc ngủ giàu kinh nghiệm.
Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cung cấp đội ngũ bác sĩ đào tạo quốc tế với các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ đa dạng, hiệu quả và thuận tiện nhất cho bệnh nhân, bao gồm:
- Đo đa ký giấc ngủ là phương pháp đầy đủ nhất, bao gồm đo nhịp thở và áp lực không khí qua nhịp thở, mức oxy trong máu, nhịp tim, thời gian và các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ qua điện não đồ, tư thế cơ thể và chuyển động cơ. Phương pháp cũng giúp tìm ra hội chứng béo phì giảm thông khí, suy hô hấp mạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn trong giấc ngủ khác…Bác sĩ có thể chỉ định thêm các cận lâm sàng khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), đo chức năng hô hấp … để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân gây khó thở khác.
- Kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn đo đa kí hô hấp được thực hiện tại nhà để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ. Xét nghiệm này thường bao gồm các thông số như: đo nhịp tim, đo mức oxy trong máu, áp lực luồng khí qua mũi, và chuyển động ngực bụng. Nếu bạn có chứng ngưng thở khi ngủ, kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy chỉ số ngưng thở, giảm thở mức độ cao và các biến cố về tụt oxy máu cũng như rối loạn nhịp tim trong khi ngừng thở hoặc giảm thở khi ngủ.
Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, Tai mũi họng và các bác sĩ chuyên khoa khác sẽ hội chẩn liên chuyên khoa để đưa ra lộ trình hiệu quả nhất điều trị khỏi chứng ngưng thở khi ngủ, bao gồm:
- Phẫu thuật loại bỏ các tắc nghẽn ở đường hô hấp trên nếu có
- Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để tư vấn mang dụng cụ đẩy xương hàm dưới ra trước trong khi ngủ
- Liệu pháp áp lực đường thở dương (CPAP) - Liệu pháp giữ cho đường thở luôn mở với áp lực từ máy thở, liệu pháp này chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Áp lực của máy sẽ được điều chỉnh dựa trên kết quả của đa kí giấc ngủ và quá trình sử dụng máy của bệnh nhân sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nhất định.
Nếu bạn cần tư vấn chẩn đoán và điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ, hãy liên hệ HOTLINE 024.35771100 hoặc INBOX FANPAGE “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội”, Zalo OA để được hỗ trợ kịp thời.