Tin tức - T5, 02/23/2017 - 14:20
Sốt gây co giật ở trẻ em
Lần cập nhật cuối 09/27/2024 - 17:58
Sốt gây co giật (hay còn gọi là sốt cao co giật) ở trẻ em là hiện tượng co giật có thể do hậu quả của thân nhiệt cao đột ngột trong cơ thể trẻ em, thường do nhiễm trùng, nhưng không có nhiễm trùng trong sọ, không có rối loạn chuyển hóa và không có tiền sử co giật khi không sốt.
Sốt gây co giật là biểu hiện rối loạn co giật thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm 2 đến 5 % trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 60 tháng.
Thật may mắn là sốt
Triệu chứng
Trẻ bị sốt co giật có thể có các biểu hiện như: nhiệt độ cơ thể khoảng 38o9 trở lên, mất ý thức, lắc hoặc giật tay/ chân cả hai bên, mắt đảo ra phía sau của đầu, hoặc nặng hơn như các cơ toàn thân thít chặt, co giật toàn thân, rối loạn nhịp thở. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ của co giật không phản ảnh mức độ nặng nhẹ của sốt.
Co giật thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, phần lớn trong những ngày đầu của sốt, nhưng cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trẻ đang hạ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi rút, vi khuẩn hay co giật sau tiêm vắc xin.
Thông thường, cơn co giật có thể kéo dài vài giây tới 10 phút, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn 15 phút và nhiều hơn hai cơn trong vòng 24 tiếng, hoặc co giật một bên kéo dài ở trẻ.
Bạn nên yên tâm là sau cơn co giật, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Cách tiếp cận tốt nhất là có sự thăm khám và theo dõi của Bác sĩ để quản lý sốt giật.
Khi nào cần gặp Bác sĩ
Khi có cơn sốt giật đầu tiên, nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt ngay cả khi co giật chỉ kéo dài một vài giây.
Nếu cơn co giật của trẻ kết thúc nhanh, gia đình cũng nên nhanh chóng cho trẻ được bác sỹ thăm khám.
Nếu co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc kèm theo nôn, gáy cứng, có rối loạn về hô hấp hoặc ngủ nhiều, nên gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đi tới Bệnh viện cấp cứu ngay.
Đặt hẹn khám và chuẩn bị thông tin
Khi trẻ bị sốt giật, gia đình nên cho trẻ khám với bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ nhi khoa, sau đó cho trẻ khám với bác sỹ chuyên khoa nội thần kinh.
Và nên chuẩn bị:
- Ghi lại diễn biến xảy ra với trẻ: Sốt bao nhiêu độ? Co giật kéo dài bao lâu? Giật như thế nào? Giật toàn thân hay vùng nào đó của cơ thể? Trẻ có mất ý thức không? Tốt nhất là quay được video lúc bé bị giật (nếu có điều kiện).
- Lập danh sách thuốc mà bé uống.
Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyên các bà mẹ nên để trẻ nằm trên giường hoặc trên thảm với tư thế an toàn*, không được đặt bất cứ vật gì vào miệng trẻ, nới rộng quần áo và không giữ chặt trẻ khi bị giật
* Tư thế an toàn là để đầu nghiêng sang một bên để tránh sặc
TRẢ LỜI VÀ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100hoặc gửi câu hỏitại đây