Góc báo chí - T6, 01/26/2018 - 13:28
Sức khỏe & Đời sống: Sỏi thận
Lần cập nhật cuối 01/26/2018 - 13:42
Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận. Bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản (ống nối từ thận đến bàng quang) và ở bàng quang. Sỏi thận phổ biến ở những nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, chúng thường hình thành khi nước tiểu lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau.
Hầu hết các loại sỏi thận đều thoát ra ngoài một cách tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu được phát hiện sớm, sỏi thận sẽ không gây ra các tổn hại lâu dài, và quan trọng là người bệnh được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng sau này.
Sỏi thận có các biến chứng gì?
Sỏi thận thường không có triệu chứng nếu không bị mắc ở đâu đó trong đường tiết niệu hoặc có thể trôi thuận lợi qua hệ bài niệu. Triệu chứng của sỏi thận bao gồm:
- Đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn.
- Đau lan đến vùng bụng dưới
- Thường xuyên buồn tiểu và/ hoặc đau buốt khi đi tiểu
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
- Buồn nôn và nôn mửa
- Sốt và ớn lạnh
Đặc biệt, vị trí đau có thể thay đổi và đau có thể tăng lên.
Tại sao tôi có sỏi thận?
Sỏi thận hình thành khi nước tiểu có chứa nhiều các chất hình thành tinh thể mà chất lỏng có trong nước tiểu không thể pha loãng hoặc khiến chúng không kết dính với nhau.
Có phải sỏi thận có nhiều loại không?
- Sỏi can-xi: đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường là canxi oxalate xảy ra tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như một số loại rau quả, hạt, sô-cô-la, vitamin D liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc loại sỏi này.
- Sỏi struvite: là loại sỏi nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sỏi axit uric: ở người không uống đủ nước, nhiều mồ hôi và người có chế độ ăn nhiều protein.
- Sỏi Cysteine: Hình thành ở người mắc chứng rối loạn di truyền
Yếu tố nguy cơ mắc sỏi thận là gì?
- Gen di truyền : nếu gia đình bạn mang gen này, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
- Thiếu nước : sống tại nước có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước, ra mồ hôi nhiều
- Chế độ ăn : Ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường
- Béo phì
- Một số loại thuốc hoặc đã từng trải qua phẫu thuật
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị :
- đau -
- đến nỗi bạn không thể ngồi hoặc phải ngồi ở vị trí nào đó mới cảm thấy thoải mái
- kèm theo buồn nôn và nôn mửa
- kèm sốt và ớn lạnh
- Tiểu ra máu
- Khó tiểu
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi thận, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chụp phim.
Điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và liệu bạn có bị nhiễm trùng không.
Sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài.
Những trường hợp sỏi lớn hơn hoặc trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội sọi niệu quản).
Cũng giống như các bệnh khác, phương pháp điều trị tốt nhất là phòng ngừa. Một số thay đổi về lối sống đơn giản có thể có hiệu quả như:
- Uống đủ nước, tốt nhất là nước tinh khiết hoặc nước thảo dược
- Ăn ít đồ ăn chứa nhiều oxalate
- Hạn chế ăn muối và protein động vật
- Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung can-xi
Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nếu trong gia đình có người bị sỏi thận, bạn có yếu tố nguy cơ sỏi thận hoặc nếu bạn chỉ muốn đảm bảo mọi thứ với bạn vẫn ổn.
BS. Võ Văn Quý là bác sĩ chuyên khoa giỏi về Tiết niệu. Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiết niệu và có nhiều năm kinh nghiệm về các công nghệ mới điều trị bệnh lý hệ tiết niệu. Bác sĩ đã và đang tư vấn, điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.
Xem bài đăng trên Báo Sức khỏe & Đời sống
TRẢ LỜI VÀ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100hoặc gửi câu hỏitại đây