Press & Media - T4, 08/09/2017 - 09:54
Tiền Phong: Cẩn trọng với băng huyết sau sinh
Lần cập nhật cuối 08/09/2017 - 09:56
“Trước khi lịm đi mình còn hỏi bác sĩ là liệu mình có chết không, vì cứ thấy máu chảy mãi, ghê lắm. Bác sĩ nắm tay mình, kiên định nói mình hãy yên tâm”, một sản phụ nhớ lại giây phút trước khi mình lịm đi vì mất máu quá nhiều do băng huyết sau sinh.
Ranh giới mong manh
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 25% số tai biến sau sinh do băng huyết. Còn tại Việt Nam, trong danh mục 5 tai biến sản khoa của toàn quốc, băng huyết sau sinh là tai biến thường gặp nhất (chiếm 50%), và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (chiếm 78,8%).
Trong những trường hợp bị băng huyết sau sinh, thành công của những ca cứu chữa phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ sản khoa. Do đặc điểm của băng huyết sau sinh không thể dự báo trước bằng bất kể máy móc, thiết bị gì trong quá trình mang thai, nên chỉ biết sản phụ bị băng huyết khi sự đã rồi.
Chị N.M.P. (34 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) kể, hơn 1 tháng trước chị sinh lần 3 tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội). Trong 2 lần sinh trước quá trình sinh nở của chi diễn ra đều thuận lợi, đúng nghĩa “mẹ tròn, con vuông”. Vì vậy, trong lần thứ 3 này chị cũng rất tự tin vượt cạn thành công, quá trình theo dõi thai nhi trước đó cũng đều bình thường. Thậm chí sinh em bé xong chị P. đang nghĩ lần “vượt cạn” này sướng và nhàn hơn các lần trước. Nhưng khi con đã cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh, khoảng 20 phút sau chị P. bắt đầu bị băng huyết do nhau thai không tự bong. “Khi đó mình cảm nhận được từng tia máu cứ tuôn ra mãi, chẳng gì có thể ngăn lại”, chị P. nhớ lại.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi tỉnh táo trước lúc lịm đi vì mất máu, chị P. vẫn còn nhớ như in :”khi những dấu hiệu đầu tiên chị bị băng huyết, các bác sĩ, y tá của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nôi đã nỗ lực hết sức để chẩn đoán và tìm biện pháp cứu chữa. Khi đó, có 2 y tá thay phiên nhau dùng tay day bụng chị để kích thích co dãn tử cung, việc này kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ tử cung chị mới co lại chút ít, kết hợp với truyền máu để bổ sung phần máu đã mất. “Trước khi lịm đi mình còn hỏi bác sĩ là liệu mình có chết không, vì cứ thấy máu chảy mãi, ghê lắm. Bác sĩ nắm tay mình, kiên định nói mình hãy yên tâm”, chị P. vẫn còn rùng mình khi nhớ lại khoảnh khắc đó”.
Theo chị P., cũng rất may chị sinh ở Bệnh viện Việt Pháp Hà Nôi, đã có nhân viên bệnh viện chăm sóc, nên thường người nhà không cần tới đông. Vì vậy, ngày chị sinh chỉ có chồng đi cùng vào viện. “May hôm đó không có đông người nhà, vì nhiều người sẽ dễ mất bình tĩnh, rối loạn khiến bác sĩ cũng bị phân tâm, khi đó còn nguy hiểm hơn”, chị P. nói.
Cũng may lựa chọn đúng bệnh viện
Anh Nguyễn Văn Sơn (chồng chị P.) tới nay nhắc lại sự việc hôm đó vẫn chưa hết bủn rủn tay chân. Anh kể: “vợ anh cũng sinh nhiều lần nên anh cũng có chút kinh nghiệm, hôm đó lúc đầu vợ anh sinh xong mọi thứ vẫn bình thường, anh chị cùng bế cháu chụp ảnh chung. Nhưng khi anh Sơn vừa ra ngoài khoảng 10 phút thì thấy bác sĩ chạy hết về phòng sinh, anh cảm thấy ngay có sự chẳng lành nên vào theo. “Đứng cửa nhìn vào mình thấy máu của vợ cứ thế tuôn ra, mình bàng hoàng một lúc mới hỏi được bác sĩ về tình hình của vợ, vì mình cũng biết băng huyết sau sinh khả năng rủi ro là 50/50. Được một lúc thì vợ mình bắt đầu mê sảng và nói linh tinh. Khi đó mình còn nhắn tin cho chị gái thông báo và chuẩn bị tình huống xấu nhất có thể xảy ra”, anh Sơn nhớ lại, giọng vẫn còn run run”.
Đứng ngoài theo dõi sự việc qua cửa kính, anh Sơn dần trấn tĩnh lại khi thấy các y bác sĩ khoa sản bệnh viện tập trung khá đông quanh vợ mình, ai cũng tích cực làm khẩn trương việc của mình, dù vậy vẫn không ai hốt hoảng. “Các bác sĩ chẩn đoán rất nhanh và đưa ra cách cứu chữa cũng rất nhanh. Sau gần 2 tiếng tích cực cứu chữa, tình hình vợ mình mới dần được cứu vãn và qua cơn nguy kịch. Tối hôm đó sau khi vợ đã ổn định, mình về tới nhà phải uống ngay cốc rượu mới hoàn hồn. Sợ quá chẳng nhớ được gì, phải tới hôm sau mới sực nhớ ra mình còn quên chưa cảm ơn các bác sĩ”, anh Sơn thuật lại.
Theo anh Sơn, cả 3 lần vợ anh sinh đều tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, vì anh rất ghét nạn “phong bì, phong bao, xin xỏ nhau”. Trong khi bệnh viện tư giờ cũng rất tốt, cũng đều là các bác sĩ từng làm ở các bệnh viện công sang. Anh Sơn cũng có người nhà làm bác sĩ, và họ cũng khuyên anh nếu sinh ở Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội thì không phải quá lo lắng. “Ở Bệnh viện Việt Pháp không bị quá tải, bác sĩ, y tá không phải phục vụ quá nhiều người như ở bệnh viên công, nên khi vợ mình xảy ra sự cố họ đều có mặt để cứu chữa, nhờ đó vợ mình thoát kiếp nạn”, anh Sơn đánh giá.
Theo chị Phượng, cũng rất may chị sinh ở Bệnh viện Việt Pháp Hà Nôi, đã có nhân viên bệnh viện chăm sóc, nên thường người nhà không cần tới đông. Vì vậy, ngày chị sinh chỉ có chồng đi cùng vào viện. “May hôm đó không có đông người nhà, vì nhiều người sẽ dễ mất bình tĩnh, rối loạn khiến bác sĩ cũng bị phân tâm, khi đó còn nguy hiểm hơn”, chị Phượng chia sẻ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
|
Tiền phong
Xem trên Tiền phong